Lưu ý khi triển khai quảng cáo nhận thức thương hiệu

Doanh nghiệp cần thực hiện chiến dịch quảng cáo nhận thức về thương hiệu đúng cách và phù hợp, nhằm tiếp cận khách hàng tiềm năng và được ghi nhớ lâu dài.

Nhận thức về thương hiệu là thuật ngữ mô tả mức độ nhận biết của người tiêu dùng đối với sản phẩm theo tên thương hiệu. Tạo nhận thức về thương hiệu là bước đầu tiên trong việc quảng bá một sản phẩm mới hoặc làm “sống lại” một thương hiệu cũ. Quảng cáo nhận thức về thương hiệu là sử dụng những cách thức quảng cáo, đề cập, nhắc nhở đến thương hiệu, nhằm gia tăng sự nhận biết của người dùng về thương hiệu. Có thể bao gồm các phẩm chất phân biệt sản phẩm với đối thủ cạnh tranh.

Nhận thức về thương hiệu rất quan trọng, giúp các doanh nghiệp nổi bật hơn, xây dựng đối tượng hiệu quả hơn và tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Mức độ nhận biết thương hiệu cao hơn thường tương đương với doanh số cao hơn và cũng đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng thị phần.

Cách thức thực hiện quảng cáo nhận thức tập trung vào cảm giác, để thuyết phục khách hàng chọn thương hiệu này mà không phải thương hiệu khác, tập trung giữ cho thương hiệu luôn tồn tại trong mắt và tâm trí khách hàng. Ví dụ các chiến dịch của các nhãn hàng nước uống lớn trên thế giới, hoặc logo của các hãng xe sang… là những thương hiệu đã quen thuộc với người dùng thông qua các chiến dịch quảng cáo nhận thức thành công.

Theo Goldsun Media, có ba loại nhận thức thương hiệu cơ bản là gợi nhớ thương hiệu, nhận biết thương hiệu và nhận thức “top-of-mind”. Các loại nhận thức này hoạt động theo các cách thức khác nhau hoàn toàn và có ý nghĩa quan trọng cho các chiến lược tiếp thị và quảng cáo.

Doanh nghiệp cần hiểu rõ vai trò, mục đích và thông điệp khi triển khai quảng cáo nhận thức thương hiệu. Ảnh: Goldsun Media.
Doanh nghiệp cần hiểu rõ vai trò, mục đích và thông điệp khi triển khai quảng cáo nhận thức thương hiệu. Ảnh: Goldsun Media.

Trong đó, gợi nhớ thương hiệu là khả năng người tiêu dùng có thể gọi tên chính xác thương hiệu khi nhắc đến sản phẩm nào đó. Điều đó thể hiện sự gắn kết giữa một sản phẩm và thương hiệu. Khi nhắc đến một sản phẩm bất kỳ, khách hàng thường nhớ được từ 3-5 thương hiệu. Số lượng thương hiệu mà khách hàng nhớ tới dựa vào các yếu tố như quy mô nhận thức, tình huống phát sinh, độ trung thành với thương hiệu…

Nhận biết thương hiệu đề cập đến khả năng người tiêu dùng có thể phân biệt được chính xác thương hiệu khi tiếp xúc với chúng. Loại nhận thức này thể hiện khi người tiêu dùng có thể nhận biết được tên thương hiệu đó sau khi nhìn thấy sản phẩm của thương hiệu đó tại các điểm bán hàng. Khi nhắc đến một thương hiệu nhất định, sẽ có nhiều người biết được sản phẩm của thương hiệu đó hơn. Còn nhận thức “top-of-mind” là trường hợp mà khách hàng thường mua các sản phẩm nằm trong nhóm ba thương hiệu đầu tiên mà họ biết.

Bên cạnh đó, có thể đo lường hiệu quả bằng phạm vi tiếp cận quảng cáo, phạm vi này càng lớn có nghĩa là quảng cáo được càng nhiều khách hàng xem và có thể giúp tăng mức độ nhận thức thương hiệu.

Mỗi doanh nghiệp có những mục tiêu xây dựng thương hiệu khác nhau. Vì vậy, các phương pháp quảng cáo nhận thức về thương hiệu sẽ có sự khác nhau. Cần tìm hiểu rõ về thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ cung cấp để có chiến dịch quảng cáo chất lượng.

Bài viết liên quan

No Content Available

DỊCH VỤ HÀNG ĐẦU